Thắc mắc: Nuôi bồ câu có làm giàu được không?

Ngoài chọn giống, kỹ thuật xây dựng, bố trí chuồng trại cũng rất quan trọng để chim bồ câu khỏe mạnh và sinh sản tốt.

Đây là câu hỏi mà nhiều người muốn lập nghiệp tại quê hương thắc mắc: Có nên nuôi chim bồ câu không và có làm giàu được với vật nuôi này không?

Câu trả lời phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Thị trường bồ câu tại khu vực địa phương? Khả năng về vốn? Khả năng về kỹ thuật nuôi? Am hiểu về loài chim bồ câu đến đâu?…

Trên thực tế, nếu đảm bảo được đầu ra ổn định thì ok, bất cứ trồng cây gì, nuôi con gì mà chủ động được đầu ra thì bạn đều có thể thoát nghèo và làm giàu. Nếu chưa tự tin, bạn nên nuổi thử khoảng 10 cặp nếu thấy thuân lợi thì lúc đấy mới đầu tư tiếp và mở rộng hơn, kiên trì chịu khó học hỏi cộng may mắn thì sẽ thành công.

Không phủ nhận mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm, bồ câu giống đã mang lại cho nhiều nông dân nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Để chăn nuôi và làm giàu với chim bồ câu, bạn cần phải chuẩn bị những điều cơ bản dưới đây:

Tìm hiểu về bồ câu và mô hình nuôi chim bồ câu

Trước khi chăn nuôi chim bồ câu, bạn có thể tham khảo thông tin trên mạng internet, sách báo hướng dẫn kỹ thuật rồi thị sát tại các mô hình tương tự trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Nuôi chim bồ câu theo mình thì có 3 vấn đề lớn chúng ta cần giải quyết

* Chi phí đầu tư ( Nguồn vốn)
* Kỹ Thuật (Xây dựng chuồng trại, thức ăn, vệ sinh, phòng bệnh, ghép đôi…)
* Nguồn thu (đầu ra sản phẩm)

Chuẩn bị nguồn vốn

Tùy vào điệu kiện nguồn vốn, độ máu và đầu ra của từng người mà sẽ quyết định đầu tư ban đầu khoảng bao nhiêu đôi, từ đó sẽ tính ra được chi phí ban đầu.

Nếu ai chưa nuôi chim bồ câu bao giờ thì phải tìm hiểu thật kỹ, nuôi thử nghiệm để có thể hiểu rõ về loài (bồ câu khá dễ tính, ít bệnh), sau đó nên nuôi khoảng 50- 100 đôi và tự nhân giống.

Chi phí đầu tư ban đầu (Chi phí cứng) và chi phí thường xuyên.

Chi phí đầu tư ban đầu: Tiền thuê đất (nếu thuê), Tiền xây dựng trang trại, Tiền mua chim giống, Tiền Lồng Chim, máng ăn, ổ đẻ…

Chi phí thường xuyên: Bao gồm thức ăn, thuốc men (Thuốc bệnh, thuốc bổ, thuốc vệ sinh chuồng trại), công chăm sóc vệ sinh chuồng trại…

Kỹ thuật nuôi

Chọn giống: Đây là khâu rất quan trọng quyết định năng suất và sản phẩm sau này.

Trước khi quyết định mua con giống bạn nên đi tham quan thật nhiều trang trại (To nhỏ tham quan hết nếu bạn có điều kiện, vì bạn sẽ so sánh được sự khác biệt của từng trang trại) từ đó sẽ tự rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.

Nên chọn mua giống ở những trang trại lớn, có uy tín, được nhiều người biết đến; Đàn chim khỏe mạnh, lanh lợi đồng đều, ít con ốm, bệnh; trang trại vệ sinh phòng bệnh sạch sẽ; không nên chọn trang trại quá xa, thời gian vận chuyển lâu. Nên chọn các trang trại bán kính không quá 100 Km (tương đương khoảng 3h vận chuyển), nếu có thể thì tốt nhất dùng ô tô tải có thùng để tránh gió cho chim

Nên chọn chim chuẩn bị sinh sản hay đang sinh sản? Tùy vào nguồn vốn, mục đích, sở thích… của từng người mà sẽ có phương án chọn loại chim khác nhau cho mình. Tuy nhiên theo nhiều chủ trang trại thì nên chọn chim đã ghép đôi trên 6 tháng (đã đẻ) sẽ có lợi hơn.

Chọn thời điểm bắt chim: để hạn chế tối đa dịch bệnh cho chim thì bạn nên chọn thời điểm bắt chim phù hợp. Vì khi chim mới bắt về chúng sẽ bị thay đổi môi trường sống đột ngột, nếu cộng thêm thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chim. Không nên bắt chim vào những thời điểm nóng quá hoặc lạnh quá, khả năng dịch bệnh sẽ cao.

Vào mùa đông (thời điểm Tết) các trại giống thường không nhân giống mà gây chim thịt. Thường gây giống bắt đầu từ hết tháng giêng âm lịch, như vậy các bạn nên chọn thời điểm tháng 7 đến tháng 9 âm lịch để bắt giống (vừa thời tiết thuận lợi vừa mua được con giống tốt).

Kỹ thuật xây dựng, bố trí chuồng trại

Ngoài chọn giống, kỹ thuật xây dựng, bố trí chuồng trại cũng rất quan trọng để chim bồ câu khỏe mạnh và sinh sản tốt.

Chọn hướng xây chuồng thì quan trọng nhất là sự thông thoáng, mát, sạch sẽ. tránh việc để nhiệt độ chuồng quá cao.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *